So sánh thép râu tường và bass neo tường. Nên mua thép râu hay bát neo?

Thép râu tường gạch đỏ và bát neo tường gạch nhẹ đều thuộc dòng sản phẩm thép râu xây tường được ưa chuộng hiện nay; vừa dễ thi công, vừa có giá thành thấp. Hãy cùng Cốp Pha Việt So sánh thép râu tường và bát neo tường trước khi chọn mua nhé!

Thép râu tường và bass neo tường

Thép râu tường và bass neo tường

Tìm hiểu về thép râu tường (la thép râu neo tường)

Thép râu tường hay còn được gọi là thép râu neo tường, là một công cụ thi công nhỏ gọn, được sử dụng để giữ giữa các hàng gạch trong quá trình xây dựng tường. công dụng chính của thép râu tường là giúp chống nứt tại vị trí tiếp nối giữa các hạng mục công trình, đặc biệt là giữa tường và cột. Khi sử dụng thép râu tường, các rủi ro xảy ra tại công trường có thể được cải thiện và khắc phục, giúp tăng độ bền cho kết cấu xây dựng.

Hoạt động của thép râu tường:

Trong ngành xây dựng, kỹ thuật thi công đòi hỏi phải sử dụng thép râu để kết nối các hạng mục thô như liên kết giữa tường xây và gạch, hoặc giữa các vật liệu khác nhau có đặc tính khác nhau. Thậm chí cả giữa các vật liệu giống nhau nhưng thời gian thi công khác nhau cũng cần phải sử dụng thép râu để đảm bảo tính đồng đều và chắc chắn của công trình.

Cách sử dụng thép râu vào tường

Để liên kết thép râu vào bê tông, có 2 phương pháp thường được sử dụng:

  • Phương pháp thứ nhất là sử dụng máy khoan để tạo lỗ, sau đó đặt tắc kê vào lỗ để cố định thép râu.
  • Phương pháp thứ hai là đặt nòng súng áp sát vào thép râu, sau đó bắn đinh chuyên dụng vào để tạo liên kết.

Để đảm bảo tính chắc chắn của công trình, việc lựa chọn vật liệu thi công đúng cách đã quan trọng. Tiếp theo, việc sử dụng vật liệu đó phù hợp và đúng kết cấu còn quan trọng hơn. Để sử dụng thép râu tường hiệu quả, bạn cần nắm rõ những điều cơ bản này và áp dụng nó khi thi công các công trình dựa trên các yếu tố trên.

> Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=UGaotOHlfso

Tìm hiểu về bát neo tường gạch nhẹ (lập là neo tường)

Bass neo tường gạch nhẹ (còn gọi là bát neo tường) là một phụ kiện quan trọng không thể thiếu trong xây dựng với vật liệu gạch nhẹ AAC. Sản phẩm này giúp cố định gạch AAC vào trong cột đà và giữ cho công trình có độ vững chắc cao giữa các khối xây.

Bass neo tường

Bass neo tường

Hoạt động của bass neo tường

Bass neo (hay còn gọi là bát neo) là một loại phụ kiện dùng trong xây dựng, nó có khả năng gia cố kết cấu của các bức tường giao nhau.

Cách sử dụng bass neo (xem tại đây). Bass neo giúp cải thiện chống nứt tường và tăng độ bền cho tường hiệu quả

Thi công bass neo tường gạch AAC có 3 hình thức liên kết cơ bản như sau:

  • Liên kết 1: giữa tường và cột: Bass neo được bẻ thành 2 cạnh góc vông; cạnh đứng cố định vào cột, cạnh nằm gim vào mặt trên của hàng gạch xây
  • Liên kết thứ 2: giữa đỉnh tường vào dầm (có khe hở): Bass neo cũng được bẻ thành 2 cạnh góc vông (gấp khúc có rãnh) một cạnh bắt vít vào đáy dầm, một cạnh đóng đinh gim vào đầu viên gạch của hàng xây trên cùng.
  • Và liên kết thứ 3: neo giữa tường ngang với tường dọc: Bass neo để thẳng, một nửa neo vào tường ngang, nửa kia đóng vào tường dọc.
  • Xem thêm trực tiếp tại: https://www.youtube.com/watch?v=PkBHfXyV8Mg

So sánh thép râu tường và bát neo tường gạch nhẹ

Giống nhau:

Cả thép râu và bass neo đều có chức năng tạo liên kết giữa khối xây và cột bê tông, giảm thiểu sự rạn nứt và đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, chúng có tính chất vật liệu khác nhau và được sử dụng trong các công trình xây dựng khác nhau tùy vào yêu cầu của công trình và tính chất của vật liệu xây dựng

Sự giống nhau giữa Thép râu tường và bass neo tường

Sự giống nhau giữa Thép râu tường và bass neo tường

Sự khác nhau của Thép râu tường và bass neo tường

Trong thi công:

Các sản phẩm thép râu và bass neo được sử dụng cho mục đích khác nhau trong xây dựng. Thép râu thường được dùng để tạo độ bền cho tường gạch truyền thống, trong khi bass neo được thiết kế để sử dụng với gạch nhẹ AAC (Autoclaved Aerated Concrete), giúp tăng độ bền và đảm bảo sự ổn định cho tường.

Cấu tạo sản phẩm:

Thép râu thường có hình dạng giống chữ L và bề mặt được dập gân để tăng độ ma sát và giúp nó bám chắc vào bê tông. Trong khi đó, sản phẩm bass neo có nhiều hình dạng khác nhau và được thiết kế sẵn từng thanh, bề mặt được dập nhiều lỗ tròn giúp tăng khả năng bám dính với gạch nhẹ AAC. Việc chọn hình dạng cụ thể của bass neo phụ thuộc vào vị trí và nhu cầu sử dụng của công trình.

Cách hoạt động:

  • Khi liên kết với bê tông thép râu hoàn toàn nằm bên ngoài bê tông
  • Khi thi công bas neo, có 1 số trường hợp khi liên kết với vữa thì bass neo nằm chìm bên trong mặt vữa từ 3-5mm. Ví dụ: neo tường ngang với tường dọc
Khác nhau về hình dạng thép râu và bass neo

Khác nhau về hình dạng thép râu và bass neo

Chọn một trong hai hay nên sử dụng cả Thép râu tường và bass neo tường cùng lúc?

Nên sử dụng cả Thép râu tường và bass neo tường cùng lúc là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, cần dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra quyết định, khả năng về tài chính, đối tượng khách hàng, kết cấu của từng công trình và điều kiện thời tiết. 

Phụ kiện và Cốp Pha Việt hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức về các loại sản phẩm thép râu và bass neo, cũng như cách sử dụng và thi công chúng. Để thi công bass neo tường gạch AAC, bạn cần tuân thủ đúng quy trình và hướng dẫn của nhà sản xuất, và nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc nhà thầu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả công trình.

> Nguồn: https://copphaviet.vn/so-sanh-thep-rau-tuong-va-bass-neo-tuong/

 

Mua hàng gọi 0932.087.886 Kết bạn Zalo (bấm vào đây)
Đặt hàng qua Messenger